VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH BẠI CỦA DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?  VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN - ĐÁNG ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP CẦN HỌC HỎI

Văn hóa của mỗi doanh nghiệp là duy nhất. Và văn hóa chính là thứ để nhận biết doanh nghiệp của bạn trong rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành. Văn hóa doanh nghiệp giống như vân tay của mỗi người – là duy nhất và không thể thay thế.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH BẠI CỦA DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO? 
VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN - ĐÁNG ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP CẦN HỌC HỎI

Văn hóa của mỗi doanh nghiệp là duy nhất. Và văn hóa chính là thứ để nhận biết doanh nghiệp của bạn trong rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành. Văn hóa doanh nghiệp giống như vân tay của mỗi người – là duy nhất và không thể thay thế.

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm niềm tin và các giá trị được tạo lập bởi các nhà lãnh đạo của tổ chức và sau đó được truyền đạt và củng cố thông qua các phương pháp khác nhau, cuối cùng hình thành nhận thức, hành vi và sự hiểu biết của nhân viên. Nói một cách đơn giản, trong một công ty, cấu trúc được xem như là cơ thể còn văn hóa chính là linh hồn.

Công ty nào cũng sở hữu một nền văn hóa của riêng mình, thế nhưng bạn đã cân nhắc vấn đề văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến thành bại của doanh nghiệp?

Tại sao phải quan tâm đến văn hóa công ty của bạn?

Văn hóa công ty của bạn chính là cách tổ chức kinh doanh của bạn, cách các thành viên trong tổ chức tương tác với nhau và tương tác với thế giới bên ngoài, cụ thể là khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, phương tiện truyền thông và tất cả các bên liên quan khác.

Văn hóa công ty chính là hệ DNA cung cấp, hướng dẫn, đặt ra các ranh giới và kỳ vọng cho các thành viên và khách hàng của bạn. Nó còn là nền tảng để truyền cảm hứng, là nguồn lực để bạn thu hút, tuyển dụng, và giữ chân các “anh tài”.

Các “anh tài” thường muốn gắn bó với các doanh nghiệp tốt – nơi có các giá trị và kỳ vọng của riêng họ. Văn hóa của công ty đóng vai trò là 1 nhân tố tạo nên sự khác biệt trong mắt các ứng viên, khách hàng và đối tác.

Các công ty có nền văn hóa mạnh thường có khuynh hướng hoạt động tốt hơn

Thông thường, các công ty có nền văn hóa mạnh có xu hướng có kết quả kinh doanh tốt hơn so với nơi có văn hóa yếu hơn. Khi sở hữu một nền văn hóa mạnh mẽ, công ty sẽ theo đó có những nhân viên có động cơ rõ ràng và vì thế làm việc hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng văn hóa có thể là một phần không thể tách rời của quá trình thay đổi liên tục (tất cả các công ty đang ở trong trạng thái thay đổi liên tục do thị trường cạnh tranh và áp lực khác), và những đặc điểm văn hóa nhất định có thể được sử dụng như những dự đoán về hiệu suất của tổ chức.

Lợi ích của việc có một nền văn hóa mạnh mẽ

Ngoài lợi thế về tài chính, có rất nhiều lợi ích khác mà một nền văn hóa mạnh mẽ có thể đem lại. Cụ thể là:

Giao tiếp cởi mở (minh bạch) giúp các phòng ban và nhân viên làm việc và cộng tác tốt hơn với nhau để đạt được mục tiêu của công ty

Tầm nhìn chung được chia sẻ và nhiệm vụ được phân công rõ ràng trên toàn bộ tổ chức. Do đó, nhân viên hiểu rõ mục tiêu và luôn cố gắng phấn đấu cho mục tiêu đã định

Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ giúp cải thiện sự tôn trọng giữa các nhân viên, tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau và tạo ra sự hợp tác trên toàn doanh nghiệp

Đơn giản thủ tục khiến việc thực hiện nhanh hơn, nhưng vẫn trong sự kiểm tra và giám sát, dẫn đến việc đạt được mục tiêu kinh doanh dễ dàng hơn.

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN - ĐÁNG ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP CẦN HỌC HỎI

Hiện nay, Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của nhiều doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp Nhật Bản, yếu tố văn hóa càng được quan tâm và đặt nặng hơn. Bởi người Nhật khá coi trọng vấn đề về lễ giáo, ứng xử trong giao tiếp. Nhiều công ty Nhật Bản hiện nay đã xây dựng được văn hóa công ty thành công và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là yếu tố góp phần vào việc đưa các công ty Nhật trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.

1- Triết lí kinh doanh

Triết lí kinh doanh được xem như sứ mệnh trong sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, định hướng cho doanh nghiệp trong cả một thời kì phát triển rất dài. Thông qua triết lí kinh doanh, doanh nghiệp Nhật Bản tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động kinh doanh, nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nghiệp.

2- Đối nhân xử thế khéo léo

Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau:
– Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh.
– Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng
– Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu.
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nghiệp đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật luôn làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao nhất.

3 - Công ty như một cộng đồng chung

Trong các công ty Nhật Bản, mọi người sống vì doanh nghiệp, nghĩ về doanh nghiệp, vui buồn với thăng trầm của doanh nghiệp. Triết lí kinh doanh được hình thành trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh. Điều này thể hiện trên những phương diện:

– Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực.
– Tổ chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung.

Sự nghiệp và lộ trình công danh của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của Doanh nghiệp. Người ta thường hỏi han nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt.

4- Công tác đào tạo và sử dụng người hợp lý

Nhật Bản luôn xác định nguồn lực con người chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao.Họ cũng thường có hiệp hội và có quĩ học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề mà họ quan tâm. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp.

Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong phong cách quản lí kiểu Nhật, cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Nguồn: Sưu tầm

Các tin tức khác

Contact Us

©2020 by Goasone